Hợp tác giao thương, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, OCOP
Sáng
ngày 24/3, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Ninh Thuận đã có buổi tiếp và
làm việc với Đoàn công tác Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hòa Bình về ký kết hợp
tác giao thương, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, OCOP
Tại buổi làm việc, 2 tỉnh Ninh Thuận và Hòa
Bình đã thông tin khái quát về một số sản phẩm tiềm năng lợi thế của địa
phương. Theo đó, năm 2022 tỉnh Ninh Thuận đã công nhận thêm 65 sản phẩm OCOP, nâng
tổng sản phẩm OCOP hiện có toàn tỉnh là 134 sản phẩm, trong đó táo, nho, măng
tây, thịt dê, cừu tươi, sản phẩm chế biến sâu từ nho, táo (rượu, vang, siro,
mức khô…), nước mắm, thủy hải sản khô - đông lạnh…là những sản phẩm đặc trưng của địa phương đang
tiêu thụ phổ biến trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Riêng tỉnh Hòa Bình có 123 sản phẩm OCOP. Thế mạnh của tỉnh
Hòa Bình là trồng và chiết xuất từ cây dược liệu như cao cà gai leo, cao xạ đen
xuất khẩu sang thị trường châu Âu; măng tươi và các sản phẩm chế biến từ măng
tiêu thụ tại Nhật Bản, Hàn Quốc; cam Cam Phong từng xuất khẩu sang Anh và chuẩn
bị xuất sang thị trường Mỹ; bưởi đỏ Tân Lạc, cá sông Đà, dệt thổ cẩm…
Một số hình ảnh tại buổi làm việc

Sau khi chia sẻ
thông tin, Văn phòng điều phối nông thôn mới 2 tỉnh Ninh Thuận và Hòa Bình đã
ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, chia sẻ
kinh nghiệm trong triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”. Qua đó,
thường xuyên cập nhật thông tin các sản phẩm OCOP của 2 tỉnh và nhu cầu thị trường
của 2 địa phương để hỗ trợ các chủ thể hợp tác xã và doanh nghiệp kết nối tiêu
thụ sản phẩm, mời các đơn vị này tham gia hội chợ OCOP hoặc hội chợ nông nghiệp
khi tỉnh tổ chức. Ngoài ra, 2 tỉnh quản lý tốt tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất
nguồn gốc của địa phương mình trong triển khai tiêu thụ tại tỉnh bạn.
Lưu Văn Thìn
Văn
phòng NTM tỉnh